Vốn lưu động không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mà với hầu hết các nhà đầu tư thì đây cũng là một điểm đáng lưu ý. Vốn lưu động là gì? Bạn đã biết chưa và cách tính của nó thế nào? Trên thực tế có rất nhiều nhà đầu tư cũng chưa hiểu rõ về vốn lưu động nên. Hãy cùng Box tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm: Quỹ mở là gì
Mục lục bài viết
Vốn lưu động là gì?
Khái niệm
Vốn lưu động là một khái niệm trong kế toán. Dùng để chỉ những tài sản lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động được sử dụng như là một thước đo tài chính. Để thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các hoạt động kinh doanh như thanh toán hóa đơn, tiền trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng…
Công ty nào cũng phải đảm bảo nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động của mình. Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sử dụng vốn của công ty để duy trì sự ổn định và phát triển.
Theo nghiên cứu thì hiện nay có 2 tình trạng của vốn lưu động đó là:
- Vốn lưu động có giá trị dương
Điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn thanh toán. Giúp các hoạt động kinh doanh và sản xuất của các công ty được diễn ra bình thường.
- Vốn lưu động mang giá trị âm
Chứng tỏ một điều là tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp đang không có khả năng trả nợ và rất dễ dẫn đến tình trạng bị phá sản.
Phân loại vốn lưu động
Dựa vào vai trò
Theo vai trò thì vốn lưu động thường được chia thành các loại cụ thể như sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất là: phụ tùng, nguyên vật liệu…
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm sản phẩm bán thành phẩm, dở dang…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm: vốn trong thanh toán, vốn đầu tư tài chính ngắn hạn…
Dựa theo hình thái biểu hiện
Theo tiêu chí hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành hai loại đó là:
- Vốn lưu động là hiện vật như: vật tư, hàng hóa, hàng tồn kho, nguyên vật liệu
- Vốn lưu động bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Theo quan hệ sở hữu
Với quan hệ sở hữu vốn lưu động được chia thành các loại đó là:
- Vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (hay vốn chủ sở hữu): là vốn góp của chủ sở hữu, vốn góp của công ty cổ phần…
- Vốn lưu động là vốn vay, các khoản nợ gồm: trái phiếu, nợ phải trả…
Dựa trên nguồn hình thành
Theo nguồn hình thành vốn lưu động được chia thành các loại là:
- Vốn lưu động được tạo ra từ nguồn vốn điều lệ
- Vốn lưu động của doanh nghiệp bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Vốn lưu động tạo từ hoạt động góp vốn liên doanh
- Vốn lưu động huy động nhờ các tổ chức tín dụng
- Vốn lưu động huy động vào thị trường thông qua trái phiếu, cổ phiếu
Phụ thuộc theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì vốn lưu động được chia thành 2 loại như sau:
- Vốn lưu động tạm thời: là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
- Vốn lưu động thường xuyên: những loại vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên
Công thức tính
Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, được thể hiện rõ nhất ở công thức tính, cụ thể là:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là các loại tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn và các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như: tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa hay các khoản bán chịu…
- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn nhỏ hơn 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và các khoản mua chịu
Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Dựa vào việc xác định vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại.
Ý nghĩa của vốn lưu động
Vốn lưu động là gì? Qua tìm hiểu được khái niệm cũng như đặc điểm và cách tính vốn lưu động chắc hẳn bạn sẽ quan tâm ý nghĩa và vai trò của vốn lưu động. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích cho bạn cụ thể:
- Vốn lưu động là tỷ lệ giúp bạn biết được liệu công ty đó có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải cho các khoản nợ trong thời gian ngắn hay không?
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ngoài các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… thì các doanh nghiệp vẫn cần phải có một số vốn lưu động nhất định để làm tiền đề cho việc mua các nguyên liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngoài ra vốn lưu động còn có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc mở rộng quy mô của một công ty. Với số vốn này sẽ giúp bạn tự chủ được trong hoạt động của công ty mình và đáp ứng nhu cầu khi muốn mở rộng quy mô đầu tư doanh nghiệp
- Tỷ lệ vốn luân chuyển lưu động được cho là ổn định khi chúng ở trong khoảng từ 1,2 cho đến 2,0. Trong trường hợp nếu con số này dưới 1 cho thấy vốn lưu động đang hoạt động kém hiệu quả. Còn ngược lại, nếu tỷ lệ vốn lưu động trên 2, có nghĩa là với việc công ty bạn đang không sử dụng tài sản thừa hiệu quả để tạo ra doanh thu tối đa
Cách quản lý vốn lưu động
Để có thể quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả, bạn cần phải sử dụng kết hợp với nhiều chính sách cũng như kỹ thuật khác nhau. Cụ thể, có những chính sách quản lý tài sản ngắn hạn và các nguồn tài chính ngắn hạn như là:
- Chính sách quản lý tiền mặt: Là chính sách có thể xác định số dư tiền mặt. Mà doanh nghiệp có được nhằm mục đích cho phép đáp ứng các chi phí hàng ngày. Chính sách quản lý này có thể giúp làm giảm bớt chi phí để giữ lại tiền mặt nhiều hơn cho khoản vốn lưu động
- Chính sách quản lý hàng tồn kho: Chính sách này giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt các hàng hóa tồn kho để cho phép quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Dựa vào đó, bạn có thể làm giảm chi phí cho nguyên liệu đầu tư và chi phí sắp xếp. Ngoài ra bạn cũng nên hạ thấp thời gian giao hàng trong sản xuất và hạn chế sản xuất hàng hóa thành phẩm lưu trữ lại kho quá nhiều. Từ đó thì lượng tiền mặt của vốn lưu động sẽ được giữ lại nhiều hơn
- Chính sách quản lý con nợ: Bạn cố gắng xác định kỹ thuật quản lý tín dụng thích hợp từ các con nợ và thu hút khách hàng. Điều này phần nào sẽ giúp bạn mang về một lượng tiền mặt đáng kể góp vào vốn lưu động.
- Chính sách quản lý các nguồn tài chính: Chính sách này cũng giúp vốn lưu động. Được luân chuyển hiệu quả hơn. Bạn cần làm là hãy xác định nguồn tài chính. Và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để nâng cao chính sách này.
Tổng kết
Vốn lưu động có thể nói là một trong những nguồn vốn quan trọng. Quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vốn lưu động là gì mà lại được nhiều công ty quan tâm đến vậy và cách tính chính xác thế nào đã được Box giải đáp tất cả trong bài viết này. Hy vọng rằng, những kiến thức này. Sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhận định đúng về vốn lưu động. Của doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư chính xác nhất.