Xây dựng kịch bản Telesales đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với kịch bản này, người tư vấn bán hàng có thể chủ động, tự tin giải quyết vấn đề nhằm tăng tỷ lệ chốt sale nhanh chóng.
Mục lục bài viết
Vai trò của việc xây dựng kịch bản Telesales trong bán hàng
Xây dựng kịch bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh bán hàng. Những vai trò chính có thể kể đến như sau:
- Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu/sản phẩm: Một kịch bản Telesales bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu/sản phẩm của mình đến những khách hàng tiềm năng. Từ đó thúc đẩy lượng mua hàng tăng lên nhanh chóng.
- Nắm bắt được tâm lý/nhu cầu của khách hàng: Với kịch bản Telesales, doanh nghiệp sẽ hiểu được khách hàng của mình đang thật sự cần gì và muốn gì. Qua đó có thể phối hợp ăn ý với bộ phận Marketing để đưa ra được các chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm phù hợp.
- Kích thích mua sắm sản phẩm: Việc xây dựng kịch bản Telesales còn giúp thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng diễn ra nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể của khách hàng mà những nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp. Từ đó thuyết phục khách hàng mua sắm dựa trên sở thích của họ.
Mẫu kịch bản Telesales bao gồm những loại nào?
Tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp mà sẽ có những mẫu kịch bản Telesales khác nhau. Dưới đây là 6 kịch bản Telesales phổ biến nhất được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh bán hàng.
Kịch bản Telesales giới thiệu, làm quen khách hàng
Mẫu kịch bản này tập trung vào việc xác định lại thông tin của khách hàng từ Data khách hàng có sẵn. Bên cạnh đó, dựa vào kỹ năng của Telesales của nhân viên bán hàng, họ sẽ giới thiệu những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty nhằm mục đích làm quen và tạo mối quan hệ lâu dài.
Kịch bản tạo mối quan hệ với khách hàng
Việc tạo được lòng tin với khách hàng thông qua những cuộc gọi ban đầu là điều vô cùng khó. Đặc biệt với những cuộc gọi từ số lạ, khách hàng thường có xu hướng phòng bị và không muốn nói chuyện.
Để giải quyết vấn đề này, người bán hàng cần khơi gợi cho khách hàng những thông tin quen thuộc như thông tin người thân giới thiệu, cửa hàng từng ghé thăm.
Kịch bản Telesales đưa ra lợi ích
Đối với những khách hàng không có quá nhiều thời gian để lắng nghe những cuộc gọi với nội dung dài dòng thì nhân viên tư vấn cần vận dụng kinh nghiệm Telesales của mình để đưa ra những lợi ích về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Kịch bản này sẽ khái quát được những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được từ đó thu hút sự chú ý của họ.
Xây dựng kịch bản Telesales đóng vai trò quan trọng trong bán hàng
Kịch bản cung cấp thông tin cụ thể
Với những khách hàng đã đồng ý dành thời gian của họ để nghe những thông tin mà nhân viên Telesales cung cấp. Việc tiếp theo cần thực hiện chính là cung cấp cho khách hàng kịch bản Telesales liên quan đến thông tin của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ. Ví dụ như giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.
Kịch bản Telesales chốt khách
Kịch bản Telesales chốt khách hàng là dạng kịch bản được sử dụng nhằm mục đích tạo ra sức ép để khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Kịch bản này được xây dựng chi tiết, chuyên nghiệp khiến khách hàng không có cảm giác khó chịu khi đưa ra lựa chọn thực hiện hành động.
Kịch bản Telesales cảm ơn khách hàng
Sau khi khách hàng đã tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định mua hàng thì nhân viên Telesales cần cảm ơn khách hàng để từ đó tạo mối quan hệ lâu dài với họ. Vì rất có thể họ sẽ giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp của mình tiếp tục mua sản phẩm thì sao.
Mẫu xây dựng kịch bản Telesales bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Mẫu kịch bản Telesales giới thiệu – chốt đơn
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của anh/chị A không ạ?
- Khách hàng: Tôi nghe đây
- Nhân viên Telesales: Em chào anh/chị. Em là B gọi điện cho anh/chị từ công ty…Hiện tại bên em đang có sản phẩm/dịch vụ rất phù hợp với anh/chị. Liệu anh/chị có thể dành chút thời gian để lắng nghe bên em tư vấn được không ạ?
- Khách hàng: Anh/chị đang rất bận và cũng không có nhu cầu em nhé.
- Nhân viên Telesales: Dạ vâng thưa anh/chị. Đây là một cơ hội trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ vô cùng tuyệt vời mà em muốn giới thiệu cho anh/chị. Nếu anh/chị bỏ qua cơ hội này thì chắc chắn rất khó để có thể được trải nghiệm thêm lần thứ 2. Không biết anh/chị có thể thu xếp thời gian để chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh/chị được không ạ?
- Khách hàng: Anh/chị hiện đang rất bận và không quan tâm em nhé.
- Nhân viên Telesales: Vâng em biết với công việc của anh/chị thì rất khó để thu xếp được thời gian. Vì vậy, em gọi điện để xin anh chị một cuộc hẹn vào cuối tuần được không ạ?
- Khách hàng: Vậy hẹn gặp em vào 3h chiều ngày chủ nhật nhé.
- Nhân viên Telesales: Vậy có gì trước 3h chiều ngày chủ nhật em sẽ liên hệ lại với anh/chị để hẹn địa điểm ạ. Em cảm ơn anh/chị.
Xây dựng kịch bản Telesales bán hàng
Mẫu xây dựng kịch bản Telesales hẹn gọi lại
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của anh/chị A không ạ?
- Khách hàng: Tôi nghe đây
- Nhân viên Telesales: Em chào Anh, em là B gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại bên em đang có sản phẩm đem lại giá trị cao mà Anh không nên bỏ qua. Liệu anh có thể dành chút thời gian nghe em giới thiệu không ạ?
- Khách hàng A: Anh không có nhu cầu.
- Nhân viên Telesales: Dạ thưa anh. Đây là một cơ hội đầu tư vô cùng tốt mà em rất muốn giới thiệu cho anh. Nếu anh bỏ qua lần này thì sẽ không còn cơ hội đâu ạ, hay chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh ạ?
- Khách hàng A: Anh bận lắm, không quan tâm đâu.
- Nhân viên Telesales: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh thường sẽ rất bận và không có thời gian. Vì vậy, em gọi điện để có thể thu xếp với anh một cuộc hẹn thuận tiện và không có mất nhiều thời gian của anh đâu ạ. Em có thể hẹn anh vào lúc 2h chiều ngày thứ bảy được không ạ?
- Khách hàng: Không anh đang bận lắm.
- Nhân viên Telesales: Vâng vậy có gì ngày mai em xin phép gọi lại cho mình khi anh đang rảnh ạ. Em xin cảm ơn anh. Chào anh!
Mẫu xây dựng kịch bản Telesales xử lý khi khách hàng phàn nàn
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây là có phải số điện thoại của anh/chị B không ạ?
- Khách hàng: Ừ tôi đây? Ai ở đầu đây vậy nhỉ?
- Nhân viên Telesales: Em chào anh/chị, em gọi cho anh/chị từ công ty C. Hiện tại công ty em đang có sản phẩm mới ra mắt rất phù hợp với nhu cầu của anh chị, không biết anh/chị có nhu cầu quan tâm không ạ?
- Khách hàng: Chị cũng đang định gọi cho bên em đây. Bên em làm ăn kiểu gì mà sản phẩm chị mới mua được 3 hôm sử dụng đã lỗi lên lỗi xuống thế hả?
- Nhân viên Telesales: Dạ vâng, điều đầu tiên em vô cùng xin lỗi vì chị đã chưa thật sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm bên em. Em sẽ tiếp nhận vấn đề này của chị và liên lạc lại với chị để xử lý ngay ạ/
- Khách hàng: Bên em toàn hứa nhưng chưa thấy xử lý cho chị.
- Nhân viên Telesales: Dạ một lần nữa em vô cùng xin lỗi chị vì vấn đề chị gặp phải ạ. Em tên là A – thuộc bộ phận …. và em sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này của chị ạ. Mong chị cho em cơ hội lần nữa để giải quyết và dù thế nào em cũng sẽ liên hệ với chị vào chiều nay ạ.
- Khách hàng: Thôi được, em xử lý nhanh giúp chị.
- Nhân viên Telesales: Vâng! Em cảm ơn anh chị nhiều ạ.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Box.edu đã cùng bạn tìm hiểu về những mẫu xây dựng kịch bản Telesales vô cùng chất lượng. Box.edu hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc để có thể áp dụng vào quá trình kinh doanh của mình nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!