Hướng dẫn các cách xử lý khách từ chối chốt sale hiệu quả

Trong bán hàng kinh doanh thì bạn sẽ không thể tránh khói những lời từ chối của khách hàng. Tuy rằng đây là điều bạn sẽ thường xuyên gặp phải nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì bạn cũng nên xem lại cách chốt sale của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là cần có kỹ năng nào để xử lý khách từ chối chốt sale chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết

Tại sao cần có kỹ năng xử lý khách từ chối chốt sale

tai-sao-can-co-ky-nang-xu-ly-khach-tu-choi-chot-sale.jpg

Tại sao cần có kỹ năng xử lý khách từ chối chốt sale

Một người sale giỏi không chỉ dựa vào việc người đó chốt được bao nhiêu khách hàng mà còn phụ thuộc vào cách xử lý tình huống từ chối. Vì đơn giản chốt sale không phải là công việc đơn giản, bạn chắc chắn sẽ gặp những trường hợp khó khăn cần phải xử lý, đặc biệt là thuyết phục khách hàng khó tính nhất.

Nhờ vào việc xử lý từ chối chốt sale tốt sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng, nhận được sự đánh giá tốt từ cấp trên và những người xung quanh. Đồng thời thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn cao. Đặc biệt có trường hợp saler đã làm thay đổi suy nghĩ của khách hàng, thậm chí kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm từ bạn khi trước đó họ đã từ chối bạn.

Tổng hợp những câu nói từ chối của khách hàng

  • Sản phẩm bên bạn quá đắt
  • Mình không có tiền mua đâu
  • Mình không có nhu cầu sử dụng
  • Để mình tham khảo ý kiến của người thân
  • Mình chưa từng nghe đến sản phẩm của bạn
  • Mình đang bận và không có thời gian nghe máy
  • Tại sao bạn lại có số điện thoại của tôi?
  • Mình đang sử dụng sản phẩm bên khác rồi và không có nhu cầu thay đổi sản phẩm mới
  • Tôi đang bận, hãy gọi lại cho tôi lúc khác nhé

Với những bạn sale thì những câu nói này là rất quen thuộc, bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ lĩnh vực nào. Có trường hợp bạn chưa kịp chuẩn bị giới thiệu về sản phẩm của mình đã nhận ngay câu từ chối như trên của khách hàng.

Hướng dẫn các cách xử lý khách từ chối chốt sale

Hãy nói lời cảm ơn

Bí kíp sale đỉnh cao đó là học cách nói lời cảm ơn cho dù là lời từ chối của khách hàng. Có nhiều người nhận được lời từ chối thì có thái độ khó chịu và ý phản kháng lại. Đây là điều tuyệt đối không nên nếu không muốn nhận sự đánh giá tiêu cực từ mọi người xung quanh.

Ví dụ khi khách hàng nói rằng sản phẩm của bạn quá đắt tiền – mà bạn đáp trả lại rằng: Sản phẩm của bên em hoàn toàn không đắt.

Đây là cách xử lý không thể hiện sự lịch sự và tinh tế. Và chỉ khiến đẩy mọi chuyện đến bờ vực không thể cứu vãn, các mâu thuẫn có thể sẽ diễn ra, dẫn đến việc người bán không bán được hàng, còn người mua thì không mua được thứ mà họ muốn. Thay vào đó hãy chủ động nói lời cảm ơn, điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, khéo léo lại tôn trọng mọi người. Chắc chắc bạn sẽ nhận được sự thiện cảm tốt từ khách hàng.

Đặt các câu hỏi cho khách hàng

Sau khi đã gửi lời cảm ơn đến khách hàng thì bước tiếp theo là nên đặt câu hỏi với khách hàng của mình. Lưu ý rằng bạn chỉ đặt câu hỏi chứ không phải đi diễn giải, trình bày dài dòng. Đặc biệt là vấn đề chi phí sẽ là lý do mà khách hàng nói lời từ chối rất nhiều.

Thay vì trình bày, giải thích lan man thì bạn hãy chủ động đặt các câu hỏi để giúp khách hàng có thể giải quyết được vấn đề của họ. Điều này cũng thể hiện bạn là người chủ động, sẵn sàng trao đổi và chia sẻ với các khách hàng để tìm ra giải pháp phù hợp.

Xử lý khách từ chối chốt sale vì lý do thời gian

xu-ly-khach-tu-choi-chot-sale-vi-ly-do-thoi-gian.jpg

Xử lý khách từ chối chốt sale vì lý do thời gian

  • Tôi cần thời gian suy nghĩ thêm
  • Hoặc mình không có thời gian để tìm hiểu về sản phẩm
  • Tôi chưa có ý định mua chúng

Với lý do về thời gian thì thực tế có thể khách hàng đang thực sự bận rộn thật và họ không quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn.

Nếu khách hàng phản hồi những điều trên thì bạn cỏ thể hỏi thêm rằng họ có thể chia sẻ những điều mà họ suy nghĩ hay không. Khi đó bạn sẽ giải quyết những thắc mắc, vướng bận khiến họ bị chần chờ và suy nghĩ.

Còn trường hợp họ từ chối vì chưa có nhu cầu. Hãy xin họ một chút thời gian để giới thiệu điểm nổi bật và tầm quan trọng cùng giá thành của sản phầm. Đặc biệt là ưu điểm vượt trội so với đối thủ. Họ có thể thay đổi suy nghĩ nếu bạn quá thuyết phục bằng những lập luận và dẫn chứng cụ thể.

Một vài người lịch sự hơn sẽ từ chối rằng “Tôi sẽ liên hệ lại với bạn khi tôi có nhu cầu”. Ở trường hợp này bạn nên hỏi khách hàng một câu xem họ có thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn hay không với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng. Nếu khách hàng vẫn không có nhu cầu thì đây không nằm trong phân khúc khách hàng của bạn. Bạn nên loại trừ để không mất thời gian liên hệ lần sau.

Lên các tình huống từ chối của khách hàng và tìm cách xử lý

Để giúp mọi việc có thể diễn ra một cách đơn giản và dễ dàng hơn thì bạn hãy tập luyện xử lý trước bằng cách lên các tình huống từ chối khách hàng.

Trên thực tế bạn sẽ bắt gặp rất nhiều tình huống khác nhau do đó việc lên kế hoạch xử lý chi tiết sẽ giúp bạn chủ động và sẵn sàng khi đối mặt ngoài thực tiễn. Đây cũng là bí quyết nâng cao sự chuyên nghiệp của các bạn làm công việc sale.

Xử lý khách từ chối chốt sale vì chưa từng nghe về thương hiệu của bạn

Thêm một lý do nữa mà bạn cần nắm được chính là việc khách hàng từ chối vì họ chưa biết hay tìm hiểu về thương hiệu của họ. Việc kinh doanh mua bán cũng cần dựa trên lòng tin của mỗi người. Sẽ rất khó thuyết phục nếu như thương hiệu của bạn chưa được mọi người biết đến nhiều, vì thông thường mọi người sẽ có xu hướng tìm kiếm những thương hiệu có tên tuổi lớn.

Do vậy điều bạn cần làm đó là giới thiệu về thương hiệu của bạn cho khách hàng. Tận dụng cơ hội để khách hàng quan tâm và để ý đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Có thể hiện tại họ sẽ từ chối nhưng cũng giúp bạn để lại ấn tượng tốt thì khi thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn được khách hàng thấy lần 2 thì họ sẽ để tâm hơn.

Khách hàng từ chối vì vấn đề đối thủ cạnh tranh 

Tình huống này không phải là hiếm gặp. Khách hàng từ chối bạn vì họ đang sử dụng các sản phẩm của bên đôi thủ khác. Do vậy bạn phải chứng minh được mình tốt hơn nhiều so với đối thủ, thể hiện được điểm vượt trội trong sản phẩm mà chỉ bên bạn mới sở hữu chúng.

  • Ngoài ra việc đưa ra các chính sách ưu đãi khách hàng đặc biệt cũng rất hữu ích
  • Thậm chí có thể tạo các trải nghiệm sử dụng miễn phí để khách hàng có thể tìm hiểu và tham khảo kỹ hơn về sản phẩm của bạn

Quan trọng là bạn hãy thống kê các lợi thế mà hơn hẳn bên đối thủ cạnh tranh, thông thường mọi người sẽ bị thu hút bởi mẫu mã và thương hiệu lớn. Khi tên tuổi của mình chưa được nhiều người biết đến thì hãy tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất.

Tông kết

Box.edu hy vọng rằng những kiến thức về xử lý khách từ chối chốt sale mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để ngày càng hoàn thiện bản thân tốt hơn trong công việc chốt sale này. Học hỏi, rèn luyện tự nâng cao bản thân là lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn.

5/5 - (10 bình chọn)